Tác dụng của giày bảo hộ
Chấn thương ở bàn chân là tình trạng thường gặp ở những công nhân đặc biệt làm ở công trường. Những nguy cơ gây chấn thương cho chân có thể là:
– Vật thể rơi hay lăn trúng chân
– Điện giật
– Vật sắc nhọn
– Nhiệt độ quá thấp/ quá cao
– Hóa chất
– Vi khuẩn
– Bề mặt trơn trượt dễ té ngã…
Những nguy cơ trên hoàn toàn có thể tránh hoặc loại bỏ được nếu người sử dụng lao động và bản thân người lao động trang bị thêm giày bảo hộ.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại giày bảo hộ lao động của rất nhiều hãng khác nhau. Giày bảo hộ rất đa dạng về mẫu mã, màu sắc và tính năng. Có thể kể đến các loại giày:
– Chống lực va đập lên ngón chân
– Chống đâm xuyên
– Chống tĩnh điện
– Chống dầu và hóa chất
– Chống trơn trượt
Điều tất nhiên là đôi giày nào cũng có tác dụng bảo vệ cho đôi chân bạn. Tùy vào từng lĩnh vực mà chọn đôi giày phù hợp. Nên lưu ý lựa chọn những giày có thương hiệu rõ ràng, chất liệu bền tốt và đặc biệt là thoải mái khi mang.
Hướng dẫn chọn và thử giày
Chọn giày:
Bạn nên chú ý đến thương hiệu và logo của hãng sản xuất để tránh mua phải giày kém chất lượng.
Hãy quan sát kỹ để nhận thấy giày không bị rách, trầy xước, keo lem nhem.
Quan sát đôi giầy bằng cách đặt chiếc giày lên một mặt phẳng, xem chiếc giày có cân đối không. Giày không bị nghiêng vẹo, các tâm của đầu mũi giày và đầu gót giày đều phải thẳng. Chạm nhẹ vào đỉnh của mũi hoặc gót giầy không bị bập bênh.
Trước khi thử, bạn nhớ kiểm tra gót giầy xem có bị cộm, gồ ghề do các vật liệu nhỏ còn sót lại không, đưa tay vào lòng giày để chắc chắn miếng lót không bị quấn hoặc keo dán chảy ra lòng giày. Điều này sẽ giúp bạn tránh phồng rộp hoặc chai cứng bàn chân sau thời gian dài sử dụng.
Thử giày
Đưa chân vào giày mở không buộc dây. Đứng thẳng và nhấn mạnh chân vào phía mũi giày, khi đó, bạn phải cảm thấy chân của bạn phải trượt vào trong một cách dễ dàng và có thể đút được ngón tay trỏ vào giữa gót giày và gót chân bạn.
Ngồi xuống và buộc hai dây lại. Khi bạn buộc giày, bàn chân bạn sẽ trượt trở lại đằng sau, lấp vào khoảng không mà ngón tay trỏ đã tạo ra.
Đứng dậy và đi vòng quanh. Ngón chân bạn không được chạm vào mặt trong của mũi giày và cọ vào mặt trên bên trong của mũi giày. Nếu bị vậy, cần mua đôi giày rộng hơn một chút ở phần trước của giày.
Bạn nên thử giày vào buổi chiều để bảo đảm giày không bị chật. Nếu bạn không ngọ nguậy được các ngón chân tức là giày quá chật. Giày chật hoặc quá hẹp ở mũi sẽ làm tăng khả năng viêm kẽ ngón chân và lâu ngày sẽ làm ngón chân bị biến dạng chút ít.
Nên thử cả hai chân. Thường chúng ta có một chân này “nhỉnh hơn” chân kia một chút. Khi thử giày, nên đi kèm loại tất mà bạn thường mang với giày.